Khí Công Thần Lực Nam Nhân

Khí Công Thần Lực Nam Nhân là bộ môn khí công cổ xưa nhằm rèn luyện cho nam giới sức mạnh thể chất; luyện bế tinh dưỡng khí, luyện tiết chế tinh khí để phát thần, phát trí tuệ; từ đó mà “bản lĩnh phòng the” được nâng cao và như ý. 

Điều gì đằng sau cái tên “Khí Công Thần Lực Nam Nhân”?

Trước hết, “Thần Lực Nam Nhân” cũng là môn khí công tuy nhiên không đơn thuần với mục đích dưỡng sinh mà kết hợp vận động vi mô với hít thở công phu để đạt được sức khỏe, sự hồi phục tự nhiên thông qua vận động. 

Thần Lực” nhằm nói đến tác dụng đặc biệt của bộ môn này, có thể tăng cường sức khỏe cho người tập một cách nhanh chóng; thậm chí đối với người đau yếu còn có thể trở nên khỏe mạnh hơn lúc chưa mắc bệnh. Bên cạnh đó, người tập có thể sớm thực hiện một số công năng đặc biệt mà người thường khó có thể hoặc phải mất nhiều năm khổ luyện, ví dụ như nâng tạ bằng hạ bộ; chống đẩy bằng ngón tay;…

Nam Nhân là đối tượng tập luyện bộ môn khí công này do đó xuất hiện ngay trong tên gọi. Sức mạnh thể chất, sự bền bỉ và khả năng “làm chủ cuộc chơi” chính là những điều mà nam giới hướng đến từ thời xa xưa khi theo học môn công phu này. Tuy nhiên, trên thực tế, nữ nhân cũng có thể tham gia tập bộ môn này với sự thêm bớt và hiệu chỉnh các động tác sao cho phù hợp để đạt được sức khỏe – hồi xuân và khả năng phòng the cải thiện. 

Tập Khí Công Thần Lực Nam Nhân cụ thể thế nào?

(Ảnh: HLV đang hướng dẫn Học viên các động tác khởi động)

Khí Công Thần Lực Nam Nhân có chương trình đồ sộ đủ để học viên dành từ 2-5 năm theo học. Tuy nhiên ở cấp độ cơ bản nhất nhằm cho học viên làm quen với nền tảng tập luyện và vận động thì chủ yếu bao gồm những mô-đun sau trong mỗi buổi tập:

  • Khởi động: làm nóng các khớp, các cơ; làm quen với trạng thái hít thở tập luyện
  • Động công: tổ hợp động tác vận động vi mô tác động vào từng nhóm cơ như chân, tay, vai, cổ, gáy, lưng, bụng, cơ sàn chậu,… Nhóm bài tập này sẽ khiến người tập trở nên dẻo dai và sảng khoái, thư giãn.
  • Giải lao: thư giãn các cơ, ăn – uống nhẹ nhằm ổn định đường huyết khi tập luyện 
  • Vận khí: luyện tập đưa khí đến các vị trí nhất định trên cơ thể để tăng cường chức năng, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật; bảo vệ cơ thể khỏi tác động ngoại lai.  
  • Tĩnh công: thiền định tam muội nhằm thanh lọc tâm trí, thư giãn sau tập, kích thích trí tuệ minh mẫn, cảm nhận hơi thở, nối vòng tiểu chu thiên/ đại chu thiên trong khí công.

Ở những chương trình cao cấp hơn, học viên sẽ được tiếp xúc với các bài khí công cổ xưa ngàn năm tuổi như Dịch cân kinh, Ngũ cầm hí, Bát đoạn cẩm, Lục tự quyết, Tẩy tủy kinh… và tập luyện các công năng đặc dị cho từng bộ phận để tăng tiến sức khỏe vượt trội.

Tại sao nên tập Khí Công Thần Lực Nam Nhân?

(Ảnh: Các Học viên của Trung Tâm hăng say tập luyện)

Tập Khí Công Thần Lực Nam Nhân sẽ giúp nam giới cải thiện đáng kể về sức khỏe tổng thể đối với các vấn đề như: 

  • Vấn đề xương khớp, ít vận động: hết đau mỏi cổ – vai – lưng – gáy, cơ thể dẻo dai, linh hoạt; giảm đau và có thể khỏi thoái hóa đốt sống, gai cột sống;…
  • Vấn đề tuần hoàn, hô hấp: huyết áp ổn định, điều chỉnh nhịp vận động bằng hơi thở,… 
  • Vấn đề bài tiết: đào thải chất độc tốt hơn; hạn chế tiểu đêm; tiết mồ hôi tự nhiên, khỏe khoắn,… 
  • Vấn đề ngoại hình: tay chân săn chắc, đi thẳng lưng, vững vàng; giảm mỡ, giảm cân; mắt sáng tinh tường; da sáng, nhiều sinh khí…
  • Vấn đề tâm lý: cải thiện tâm trạng, an nhiên tự tại, không còn lo lắng, bồn chồn, đau đầu, mất ngủ, sợ sệt, căng thẳng, trầm cảm…
  • Vấn đề sinh lý: kiểm soát vùng cơ sàn chậu, tự tin nhập cuộc từ 15-30 phút; biết cách tiết chế để giữ gìn Tinh Khí Thần giúp mạnh khỏe và trường thọ. 

Một lý do khác mang tính văn hóa: môn công phu cổ xưa với tác dụng tuyệt vời này từng có nguy cơ thất truyền, do đó việc tập luyện cũng nhằm “bảo tồn” một công trình trí tuệ huyền diệu của người xưa trong kho tàng kiến thức nhân loại.

Ai nên tập Khí Công Thần Lực Nam Nhân?

(Ảnh: Võ Sư – Khí Công Sư Huỳnh Anh Hải thị phạm cho Học Viên)

Nam giới dù khỏe mạnh hay mang thân bệnh, tâm bệnh đều nên tập luyện bộ môn khí công này. Phổ phạm vi là từ 18 trở ra đến ngoài 70 tuổi, mỗi lứa tuổi sẽ có mục đích chủ đạo riêng nhưng phù hợp nhất có lẽ là lứa tuổi trung niên (U50-U60). Bởi lẽ đây là lứa tuổi đã đạt được các thành tựu và vẫn còn nhiều thời gian tự nhiên để “hưởng thụ” cuộc sống nếu có một sức khỏe tốt.

Tuổi trẻ (U30-U40) tập luyện khí công sớm sẽ có thể lực dày hơn, dễ tham gia và đạt thành tựu trong các môn thể thao hay hoạt động cường độ cao. Bên cạnh đó việc thiết lập thói quen tốt này sẽ giúp tăng đề kháng, phòng chống bệnh tật và đời sống vợ chồng viên mãn. Người lớn tuổi tập luyện sẽ giúp giảm đau đớn do thoái hóa, ăn ngủ tốt, phong độ, tráng kiện, minh mẫn để làm chỗ dựa vững chắc cho con cháu, an hưởng tuổi xế chiều.

Nhờ đưa khí vào khai thông khí huyết từng nhóm cơ lớn trên cơ thể nên ai tập sớm sẽ khỏe mạnh và dễ đạt đến trường thọ hơn.

Tập Khí Công Thần Lực Nam Nhân ở đâu?

Khi đã quen với các bài tập và nắm được yếu quyết an toàn thì người tập chỉ cần một chiếc thảm để bắt đầu. Môn khí công này không cần nhiều trang bị tập luyện như tập Gym, có chăng thì học viên có thể mang thêm vật nặng (tạ) khi tập & hít thở để tăng cường sức mạnh mà thôi. Một diện tích tập luyện nhỏ sẽ không là vấn đề lớn đối với bộ môn này, nhưng điều quan trọng là phải thật thoáng đãng và không khí trong lành để hơi thở được chất lượng. 

Tuy nhiên, trước đó bạn cần tầm sư học đạo để có căn bản khí công. Các khí công sư thường sẽ mở lớp hoặc trung tâm để chiêu sinh. Khí công cũng có rất nhiều dòng vậy nên nếu bạn muốn tập luyện để cải thiện sức khỏe và “bản lĩnh nam nhân” thì cần tìm đúng môn khí công thần lực nam nhân để theo học. Hiện tại trung tâm Khí Công Thần Lực Nam Nhân đã có mặt tại Hà Nội và TP.HCM, hiện vẫn đang nhận sự quan tâm của học viên các tỉnh thành lân cận cũng không quản đường xa tề tựu về học tập. 

Nên tập Khí Công Thần Lực khi nào?

Chương trình khí công thần lực bao gồm động công – tĩnh công – vận khí do đó cần chọn thời điểm thích hợp trong ngày để tập luyện. Các khung giờ tập khả dĩ bao gồm khung giờ sáng sớm (từ 5h30); khung giờ sáng (từ 8h30); khung giờ chiều (từ 14h30); khung giờ tối (từ 18h30). Đây là các thời điểm vận động thể chất tốt cho cơ thể và nếu thực hiện tập luyện sẽ có được sự tỉnh táo, minh mẫn, hưng phấn cho thời gian còn lại của ngày.   

Người tập nên thực hiện trước bữa ăn khoảng 30-60 phút và trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng để sinh hoạt thuận tự nhiên và có lợi cho cơ thể nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *